Nhà thờ họ hay còn gọi là Từ đường được xây dựng riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của 1 chi, 1 dòng họ. Đây là nơi lưu giữ gia phả và các kỷ vật của dòng họ từ nhiều đời để lại. Là nơi để con cháu tụ họp quây quần vào những dịp lễ, tết, ngày dằm, mùng một… Nhà thờ họ phổ biến trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Được xây dựng từ nhiều chất liệu khác nhau như gạch vữa, xi măng, gỗ, đá… Và các sản phẩm đá mang lại giá trị thẩm mỹ và độ bền cao cho Công Trình.
Bao gồm các sản phẩm như: Cột đá, Cổng đá, Chân tảng đá, Chiếu rồng đá, Cuốn thư đá, Lan can đá, Bậc thềm đá, Đồ thờ đá …
Các hạng mục đá thường làm trong Nhà thờ họ
1. Cột đá Nhà thờ họ
Cột đá là hạng mục vô cùng quan trọng trong các công trình, đây là vật chịu lực cho công trình khi phải chống đỡ phần mái. Vì vậy tầm quan trọng của cột đá là không thể phủ nhận, trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ nơi nào.
Trong việc thiết kế một ngôi nhà thì các kiến trúc sư cho rằng cột trụ của một ngôi nhà được ví như xương sống của cơ thể con người, có tác dụng nâng đỡ cho ngôi nhà được vững chắc nhất. Cột đá được chia làm 3 phần cơ bản là trụ cột, thân cột và đấu cột, có hoa văn và hình dáng kích thước khác nhau.
Cột đá thường được làm từ đá tự nhiên 100% nên có độ bền, độ chắc cao theo năm tháng. Vì được làm từ đá nên chúng mang vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc tôn lên được nét cổ kính và truyền thống của công trình. Còn những cột đá mặt tiền thì sẽ mang đến vẻ đẹp sang trọng và đầy cuốn hút. Cột đá Nhà thờ họ được phân làm 2 loại dưới đây:
1.1 Cột Đồng Trụ Đá
Cột đồng trụ có dạng hình vuông mang ý nghĩa tạo nên sự ổn định, bền vững, biểu tượng cho sự màu mỡ, sinh sôi. Khác với cột nhà thì cột đồng trụ đá thường để ở ngoài trời và không có phần “đấu cột” thay vào đó là phần bóng đèn, đao đèn, bát phượng và trên cùng là phượng trầu. Có tác dụng xua đuổi tà khí, giúp cho vùng đất của cả họ được bình an.
1.2 Cột hiên đá
Cột hiên đá Nhà thờ có tác dụng nâng đỡ phần mái che bên trên và là trụ cột cho cả công trình. Bao gồm Cột đá vuông và Cột đá tròn. Theo các chuyên gia phong thủy thì mỗi hình dáng cột trụ nhà mang ý nghĩa khác nhau, cột trụ nhà hình tròn thể hiện sự trọn vẹn hoàn hảo, biểu hiện cho sự trường tồn, mãi mãi với thời gian, không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc, chỉ có sự nối tiếp vô hạn.
Số lượng cột hiên bằng đá khác nhau, tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế của công trình, ví dụ như nhà gỗ 5 gian thì cần khoảng 4 đến 6 cột đá nhà cổ. Một số mẫu cột hiên bằng đá càng sử dụng lâu thì càng trở nên cổ kính.
Lắp đặt khu lăng mộ chi họ Nguyễn tại nghĩa trang cồn Vàng – tp vinh – nghệ an
Công trình Lắp đặt Hạng mục đá tâm linh Nhà thờ họ Trần tại Hưng Yên
2. Cổng đá Nhà thờ họ
Cổng đá là một bộ phận không thể thiếu trong 1 vài công trình đá mỹ nghệ. Như nhà thờ họ, Đền, chùa, đình, lăng mộ, Cổng làng… Cổng đá được xây dựng bên ngoài lối vào của các công trình kiến trúc nên thường được gia chủ quan tâm trau chuốt, chọn lựa rất kỹ về kiểu dáng, mẫu mã điêu khắc. Cổng đá Nhà thờ họ được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Có thể sử dụng mẫu Cổng có 2 cột và mái bên trên, Cổng có 4 cột có 1 lối vào chính và bức vách 2 bên. Hoặc Cổng có 4 cột và 3 lối vào giống cổng tam quan. Mời quý khách tham khảo 1 số mẫu theo hình ảnh dưới đây:
3. Chân tảng đá
Chân tảng đá kê cột là phần đế của cột đá, cột gỗ với chức năng chống đỡ cho cả phần thân được chắc chắn. Ngoài cái tên chân tảng đá kê cột, sản phẩm này còn có tên gọi khác như chân cột đá, đá kê chân cột, tảng cột đá…
Mẫu tảng đá kê cột được sử dụng nhiều nhất trong các công trình kiến trúc truyền thống nên chân cột đá thường được chạm khắc các hoa văn mềm mại như bông sen, hoa lá, con cò… mang đến vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển cho các công trình.
3.1 Tảng bồng đá
Tảng bồng đá: Đây là loại chân tảng đá tương đối cao (thường là 35cm – 45cm) với chiều dài rộng và cao xấp xỉ nhau. Hoa văn chạm khắc thường là hình lá lan, hạt cườm, hình hoa sen… Chân tảng đá loại này chủ yếu dùng để kê cột nhà cổ, nhà gỗ với mục đích tôn tạo cột gỗ, tránh mối, ẩm.
3.2 Tảng bệt đá
Tảng bệt đá – chân cột đá bệt: Chiều cao của Tảng bẹt đá là 15cm. Chân tảng bệt thường sử dụng kê các loại cột gỗ đình chùa, nhà thờ họ, nhà thờ gia đình… Cả chân tảng bệt và chân tảng bồng đều có mặt gương tròn và mặt gương vuông tùy vào loại cột là cột tròn hay cột vuông.
4. Chiếu rồng đá
CHIẾU RỒNG ĐÁ hay còn gọi là CHIẾU THỜ ĐÁ là 1 trong những sản phẩm quan trọng trong các hạng mục tâm linh của Đền, Chùa, Từ đường, Nhà thờ họ…được chế tác từ đá tự nhiên nguyên khối. Vị trí đặt ở chính giữa phía trước thềm gian thờ cúng của Chùa, Đình, Từ đường…. Nhằm ngăn chặn các luồng khí xấu muốn xâm nhập vào bên trong.
CHIẾU RỒNG ĐÁ sử dụng hoa văn đa dạng như rồng cuốn thủy, Tứ linh, đầm sen, Ngũ Phúc, cá chép hóa rồng … Mỗi sản phẩm lại mang giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa khác nhau. Với kinh nghiệm 22 năm trong nghề chế tác Đồ đá mỹ nghệ Tại Ninh Bình. Đá mỹ nghệ Kim Đô đã và đang ngày càng phát triển. Được rất nhiều Khách hàng lựa chọn và tin dùng sản phẩm của chúng tôi. Dưới đây là một vài Mẫu CHIẾU THỜ ĐÁ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến Quý khách hàng tham khảo.
Tư vấn-lắp dựng Khu lăng mộ Tổ đá họ Hoàng Phúc tại Nghệ An T6/22
5. Cuốn thư đá Nhà Thờ họ
CUỐN THƯ ĐÁ ĐẸP hay còn gọi là BÌNH PHONG ĐÁ là 1 trong những hạng mục thường thấy ở Khu mộ đá, Đền chùa, Nhà thờ họ. Được dùng để ngăn chặn những luồng khí xấu xâm nhập vào bên trong những nơi thờ cúng linh thiêng. Chính vì vậy mà Vị trí đặt CUỐN THƯ ĐÁ thường ở chính giữa ngay sau cổng vào hoặc phía trước cửa nơi thờ cúng. Kích thước của cuốn thư luôn luôn phải to hơn thông thủy lối của cổng ra vào.
BÌNH PHONG ĐÁ làm từ những khối đá xanh già được khai thác thủ công cẩn thận từ các mỏ đá có tuổi thọ hàng nghìn năm tại Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An …Đá chọn làm cuốn thư là loại đá sạch không chứa tạp chất không có vết rạn nứt. Nhằm tạo nên những sản phẩm không chỉ có vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế mà chất lượng và độ bền vững có thể song hành cùng thời gian.
Ngày nay cuốn thư đá không những mang trong mình nét đẹp về tâm linh phong thủy mà còn là vật để trang trí điểm tô thêm vẻ đẹp cho những chốn linh thiêng thờ phụng. Mỗi họa tiết được chạm khắc trên cuốn thư đều mang ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là Mẫu Cuốn thư đá đẹp nên lựa chọn sử dụng tại Nhà thờ họ, Đình, Chùa…
6. Lan can đá
- Lan can đá Nhà thờ là phần hàng dào bảo vệ xung quanh Khu thờ cúng, lan can hiên hoặc giới hạn 1 phần đất nhất định. Tuỳ vào yêu cầu của Khách hàng mà Lan can có mẫu mã và chiều cao phù hợp. Lan can thông thường cao 78-90cm bao gồm đế, bưng, cá và bo. Đối với mẫu lan can 2 tầng có chiều cao từ 127-150cm và có cấu tạo phức tạp hơn. Thường gồm 2 đế, 2 bưng có thể sử dụng 1 bưng chạm hoa văn, 1 bưng làm con tiện để tạo độ thông thoáng và đẹp hơn. Quý Khách tham khảo thêm các Mẫu Lan can dưới đây của Đá mỹ nghệ Kim Đô:
7. Bậc thềm đá
- Bậc thềm đá hay còn gọi là Bậc tam cấp đá, Cổ bậc đá. Nó là nơi kết nối giữa không gian ngoại thất và nội thất, là lối đi đầu tiên vào nhà hoặc 1 công trình nào đó. Bậc tam cấp xưa dùng cho nhà cổ, đình chùa, nhưng ngày nay, nó phổ biến ở mọi công trình từ nhà ở, biệt thự, chung cư…
- Bậc tam cấp theo nghĩa Hán Việt là 3 bậc cầu thang, tuy nhiên, công trình quy mô lớn, số lượng bậc có thể là 5,7,9 theo triết lý trọng số lẻ của người phương Đông. Việc xây dựng bậc tam cấp còn tuân thủ quy luật Thiên- Địa-Nhân. Nghĩa là, muốn sống hài hòa với tự nhiên thì bậc thềm mỗi công trình cũng phải hòa hợp theo thuyết đó. Tam cấp chính là Thiên- Địa – Nhân trong thuyết tam sinh.
- Bậc tam cấp chịu nhiều tác động từ tự nhiên nên chọn bậc tam cấp đá là phù hợp nhất bởi độ bền và sức chống chọi cao. Bậc thềm đá có khả năng chống trơn trợt cao khi bị ướt.
- Mẫu bậc đá thường được sử dụng là mẫu có cổ bậc chạm sòi, lá lan và mặt bậc băm hoặc chạm hoa văn đơn giản như Đồng tiền, Chữ thọ. Dưới đây là Một số mẫu mà Đá mỹ nghệ Kim Đô thi công cho Khách hàng. Mời Quý khách tham khảo lựa chọn.
8. Đồ thờ đá
Đồ thờ bằng đá là sản phẩm không thể thiếu trong lĩnh vực thờ cúng của Người Việt Nam ta. Các sản phẩm làm bằng đá mang lại giá trị thẩm mỹ và độ bền rất cao với những nét cổ kính, truyền thống xa xưa. Có thể Lưu truyền nhiều đời từ đời này sang đời khác mà không hề mai một. Bao gồm các sản phẩm như: Bàn lễ đá, Đỉnh hương đá, Đèn đá, Cây hương đá ngoài trời, Con giống đá ( Rồng đá, Voi đá, Ngựa đá, hạc đá), Bát hương đá, mâm bồng, lọ hoa…
Đồ thờ đá có nguồn gốc từ những khối đá tự nhiên. Những khối đá được hình thành sâu dưới lòng đất hàng trăm năm, được hấp thụ năng lượng, tinh hoa của trời đất. Vậy nên đồ thờ được làm từ đá có nguồn năng lượng rất mạnh. Không những vậy, khi được chế tác, các mẫu đồ thờ đá được điêu khắc chuẩn theo ngũ hành, thuận theo phong thủy, xua đuổi cái ác, áp bóng tà ma, thu hút tài lộc, bảo vệ chủ nhân.
Trên đây là những chia sẻ về các sản phẩm Đá mỹ nghệ thường được sử dụng trong Nhà thờ họ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp Quý khách hiểu rõ và lựa chọn những sản phẩm ưng ý nhất. Mọi nhu cầu tư vấn đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ:
Cơ sở chế tác Đá mỹ nghệ truyền thống Kim Đô
Địa chỉ: Làng nghề đá mỹ nghệ – Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Điện thoại: 0982.030.070
Gmail: damynghekimdo@gmail.com
Facebook: Mộ đá, Lăng mộ đá đẹp Ninh Bình
Xem thêm: