Một trong các khu kiến trúc thời xưa chúng ta thường bắt gặp. Tại các chùa, đình miếu, dinh thự tại Việt Nam hiện nay chính là cổng tam quan đá. Đây là một lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa lịch sử của Việt Nam. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về kiến trúc cổng tam quan thế nào.Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tham khảo ngay sau đây!
I. Quan niệm về cổng tam quan.
+ Cổng Tam Quan đá là gì?
– Cổng tam quan được khá nhiều người quan tâm. Đây là một loại cổng lớn thường được xây dựng tại các đền chùa, đình miếu,… Cổng có 3 lối đi, tuy nhiên, người ta thường chỉ đi vào bằng cửa ở hai bên hông.
– Theo những gì được ghi lại trong hệ thống bi chí Hán Nôm và Đại Việt sử ký toàn thư. Thiền uyển tập anh,… Thì cổng này đã xuất hiện từ rất lâu đời, vào khoảng giai đoạn Lý Trần. Đây là thời điểm mà Phật giáo tại nước ta cực kỳ hưng thịnh. Trong tổng thể kiến trúc đền chùa thời Lý Trần thì cổng chính là một cá thể không thể thiếu.
II. Kiến trúc cổng tam quan đá.
– Cổng tam quan là một kiến trúc đã có từ xa xưa. Cổng gồm có 3 lối đi, trong đó, lối đi chính giữa là lớn nhất. Vách cổng thường được xây dựng từ vật liệu gỗ hoặc là tường gạch hay đá. Phía hai bên cổng nhỏ đắp câu đối viết bằng chữ Hán, trên trán cửa là nơi để ghi tên chùa hoặc tên cửa. Phía trên cổng có lợp mái. Đây là kiến trúc cổng tam quan phổ biến nhất.
Cổng tam quan có 2 loại là cổng có gác và cổng kiểu tứ trụ, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng:
- Cổng tam quan có gác: Là loại cổng có thiết kế nhỏ và chỉ có một tầng. Cũng có nơi xây cổng này với 2 tầng mái hoặc gác ở bên trên. Đa số các cổng tam quan được xây bằng gạch và đá thì đều có gác, dù cho là gác giả. Cũng có một số nơi xây cổng tam quan thành cổng đá ba tầng. Gác thường được dùng để làm nơi treo chuông khánh, trống phục vụ các nghi lễ trong đền, chùa.
- Cổng tam quan kiểu tứ trụ: Giống như tên gọi, loại cổng này gồm có 4 cột trụ, trong đó 2 cột trụ ở giữa thì cao hơn hẳn so với hai cột trụ hai bên và được chia thành 3 lối đi. Các cột trụ được nối liền với nhau bằng các xà cách điệu làm trán cổng. Một số nơi xây thiết kế cổng tam quan kết cấu tứ trụ, có mái cong tạo nên vẻ độc đáo, riêng biệt
III. Ý nghĩa của cổng tam quan đá.
– Nói đến ý nghĩa cổng tam quan thì có rất nhiều. Đây được coi là cửa ngõ để đi vào một nơi nào đó. Tam quan, tức là 3 cổng lớn được chia làm 3 cửa với kích thước khác nhau. Số 3 chính là dựa theo thuyết Tam Tài. Đây là một phong cách tiêu biểu cho kiến trúc tam quan Tại Việt Nam.
– Các công trình cổng tam quan tiêu biểu nhất phải kể đến cổng tam quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội và Huế. Tại các Văn Miếu, các tự miếu quan trọng như Triệu Miếu, Thái Miếu,… thì cổng là loại có lầu, thường được gọi là “Tam quan Môn lầu”. Cổng có 7 lớp và được bố trí theo kiến trúc “trùng thành tam khẩu”.
– Tương tự, các đền miếu, lăng tẩm cũng được xây dựng cổng tam quan, ví dụ như Đình Thần Thắng Tam tại Vũng Tàu, Đền thờ Thần Độc Cước ở Thanh Hóa,… Sau này, hình thái cổng tam quan được mở rộng ra thành ngũ quan, ví dụ tiêu biểu nhất chính là cửa Ngọ môn tại cố đô Huế. Cửa chính của ngọ môn là dành để cho vua đi, hai cửa Giáp Môn kế bên thì dành cho các quan lại, 2 cửa ở rìa thì dành cho binh mã, gọi là Dịch Môn.
>>>>> Bạn có thể xem thêm các mẫu cổng tam quan khác tại đây <<<<<
Địa chỉ: Làng nghề đá mỹ nghệ – Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Điện thoại: 0982.030.070
Gmail: damynghekimdo@gmail.com
Facebook: Đá mỹ nghệ Kim Đô
Zalo: 0982030070
Xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi